Những phiền nhiễu mang tên “Rệp giường”
Hiện nay , môi trường nhiều hoá chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước tẩy,…có thể khiến chúng ta thoát khỏi một phần rắc rối từ một số loại côn trùng ký sinh hút máu người như: chấy, giận, bọ mát, con mò,…Tuy nhiên, dù bạn có sạch sẽ tới đâu thì không thể hoàn toàn thoát khỏi những loại côn trùng đáng ghét này. Chỉ cần một chút sơ hở khi nhà cửa giường chiếu chăn màn của nhà bạn bị bẩn, bụi, bị ẩm, hoặc lâu ngày không dùng tới, hay cũng có thể do các loài vật nuôi chó mèo trung gian mang tới. Các con côn trùng này chỉ cần có thể để phát huy và sinh sôi rất nhanh, khiến cho chúng ta không kịp trở tay . Một trong số đó phải kể tới loài rệp giường. Chúng là loài côn trùng “nhanh” và “nguy hiểm”
Tại sao lại nói rệp là loài “nhanh”
Rệp giường sinh sản quá nhanh, chỉ cần 1 con rệp đực và một con rệp cái kết hợp với nhau. sau 6-7 ngày chúng có thể sinh sản hàng ngàn con Rệp thường đẻ trứng ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế…Vì chúng quá bé nhỏ nên rất khó để phát hiện được chúng . Bạn chỉ phát hiện ra chúng khi chung staasn công và để lại dấu tích trên người bạn. Cho tới lúc đó số lượng rệp và số lượng trứng rệp đã là vô số. Vì thế thật khó để có thể kiếm soát loại côn trùng này
Tại sao là loài “nguy hiểm”
Chúng trực tiếp đốt trích người và hút máu người để sống, số lượng máu mà chúng hút giúp cơ thể của chúng có thể to hơn trọng lượng ban đầu từ 3-4 lần.. Toàn thân bạn có thể bị dị ứng nghiêm trọng do vết cắn của chúng. triệu chứng như một bệnh ngứa da liễu.
Những con rệp trưởng thành có thể không cần ăn uống gì trong khoảng thời gian cả năm dài. Khi chưa gặp điều kiện thuận lợi để phát triển hoặc không có “con mồi”. Chúng sẽ bị đánh thức bởi hơi ấm và khí CO2 cửa người và động vật thở ra.
Chúng chọn thời điểm thuận lợi để tấn công con người đó là những lúc bạn ngồi yên tại một tư thế ví dụ như: bệnh nhân phải nằm bất động, hôn mê dài ngày, khi ngồi xem ti vi, ngồi làm việc, …chúng không chừa một ai kể cả người bệnh hay trẻ nhỏ.
Ngoài việc hút máu, gây bệnh ngoài da. Theo một nhóm các nhà khoa học tại Bệnh viện St Paul (Mỹ). Rệp có thể là tác nhân truyền siêu vi rút gây bệnh MRSA. Vi khuẩn MRSA là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu kháng thuốc đặc trị nguy hiểm cho con người như nhiễm trùng da, bóng nước, nhiễm trùng máu…
Ngoài ra, Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q… nhưng vai trò truyền bệnh của rệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Thật không may Rệp bị đột biến và kháng thuốc trừ sâu mạnh mẽ
Trước kia đã từng có một thời gian dài chúng ta sử dụng nhiều thuốc trừ sâu như DDT để diệt rệp. Không may là, chúng đã gần như bị đột biến và kháng đa thuốc trừ sâu. Chúng có thể chịu được lượng thuốc gấp 250 lần lượng thuốc trừ sâu thường. Chính cái khả năng dễ thích nghi và đột biến này khiến cho rệp giường càng trở nên nguy hiểm, khó tiêu diệt
Cách diệt và đuổi rệp giường
Bạn phải tất tỉ mỉ và kiên nhẫn hàng năm trời để có thể loại bỏ con côn trùng bé xíu nhưng đầy tác hại này.
Dân gian có bài thuốc: Dùng hỗn hợp bột hoa hồi, bồ kết trộn với nước điếu rồi xịt vào các khe kẽ giường, nơi nghi ngờ có rệp; hoặc lấy cây thuốc lào tươi rải khắp giường rồi trải chiếu lên; có thể dùng lá thuốc lào khô tán nhỏ, rắc vào khe giường .
Tuy nhiên, để diệt hiệu quả và triệt để nhất vẫn phải nhờ tới thuốc hoá học và một dịch vụ chuyên về lĩnh vực diệt côn trùng để có kinh nghiệm tiêu diệt nhanh nhất.
>>> Đánh giá bài viết: