Những tác hại của ruồi nhà và biện pháp xử lý ruồi
Chúng ta không ai còn xa lạ với loài ruồi nhà. Chúng xuất hiện khắp mọi nơi trong nhà như một lẽ rất bình thường. Tuy nhiên, hẳn chúng ta cũng ít nhiều cảm thấy không ưa sự có mặt của chúng. Đôi khi chúng gây phiền hà cho chúng ta trong lúc ăn, lúc ngủ, lúc nghỉ ngơi. Chúng thường xuyên bay lượn khắp mọi nơi trước mặt chúng ta. Thậm chí không phải một hay một số con mà là rất nhiều .
- Đặc điểm và tập tính của ruồi nhà và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động sống của con người
Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica. Ruồi nhà thường tập trung nhiều nhất ở trong nhà, chuồng gia súc, trang trại chăn nuôi, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn…
Ruồi cũng là loại côn trùng sinh sản nhanh. Trong khoảng 5-7 ngày một con ruồi cái có thể đẻ từ 120-150 trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản . Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần
Ruồi chủ yếu họat động vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên để ngủ.
Ruồi ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần. Ruồi cực kỳ cần nước uồi chúng có thể sẽ chết nếu sau 48 giờ không được uống nước.
Chúng có thể xuất hiện ở trong căn phòng sạch sẽ nhất, cũng có khi ở những nơi mất vệ sinh nhất. Điều đáng lo là chúng thường tập chung quanh nguồn thức ăn của chúng ta, và làm bẩn chúng. Hơn thế nữa chúng mang mầm bệnh ký sinh từ nơi chúng lấy thức ăn theo đó mang cả nhứng loại virut các bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả , bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.. .sang thức ăn của người. Khi con người ăn hoặc uống phải sẽ có thể bị nhiễm các loại virut gây bệnh trên.
- Các phương pháp phòng và diệt ruồi
Phương pháp hóa học:
Đây vẫn được xem là phương pháp diệt ruồi tận gốc hàng đầu đựợc các chuyên gia khuyên dùng. Có thể dùng các loại thuốc hoá học là hợp chất photpho hữu cơ, hợp chất carbamat, các chất hoá học thuộc nhóm pyrethroid, để phun và xịt trực tiếp trong khu vực sống, hoặc khách sạn nhà hàng, hay ở chuống gia súc, những nơi tập chung đông ruồi.
Tuy nhiên , thuốc hoá học nên phun định kỳ 3-6 tháng 1 lần tuỳ theo số lượng của ruồi, những khi trước mùa dịch bệnh. Tuyệt đối không tự ý phun xịt quá nhiều hay lạm dụng thuốc hoá học. Vì ruồi là một trong những loại côn trùng rất dẽ thích nghi và dễ kháng thuốc.
Phương pháp thủ công:
Dùng hỗn hợp nước xà phòng đậm đặc dụ muỗi bay vào và xa bẫy rồi chết trong chậu nước,hay túi ni nông đựng nước lợi dụng cơ chế ánh sáng phản quang đánh lạc hướng ruồi, khiến ruồi tránh đi nơi khác, dùng các loại bẫy dính ruồi, máy đuổi ruồi,….
Phương pháp vệ sinh môi trường sống
Vệ sinh môi trường: Đây đựoc xem là phương pháp phòng chống bền vững và lành mạnh . Cần vệ sinh nhà cửa, thu dọn đồ ăn thừa, rác thải xác động vật chết, nạo vét kênh mương, rãnh nước thải, dọn rửa chuồng gia súc, nhà vệ sinh,…thu hẹp môi trường sống của chúng, hạn chế khả năng trú ngụ và đẻ trứng của ruồi.
Đậy kín thức ăn, đồ dùng ăn uống, vệ sinh bếp, dọn rửa thức ăn thừa. Dùng các loại cửa lưới ngăn côn trùng, Thực hiện ngủ trong màn
Phòng tránh và diệt ruồi đúng cách sẽ giúp phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường sống lành mạnh.
>>> Đánh giá bài viết: